Chuyển đến nội dung chính

‘Thẻ vàng’ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel

Sau khi Việt Nam bị Ủy ban châu Âu áp dụng “thẻ vàng” (tháng 10/2017), việc ngư dân tiếp tục vi phạm quy định về đánh bắt thủy hải sản sẽ dẫn tới “thẻ đỏ”. Từ đây, giải pháp công nghệ số của Viettel cho ngành thủy sản ra đời.

Giải pháp cho nguy cơ “thẻ đỏ” của Ủy ban châu Âu

Cuối tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “thẻ vàng” cho Việt Nam sau nhiều năm cảnh báo việc đánh bắt thủy hải sản trái phép. Mỗi thẻ vàng thường kéo dài trong vòng 6 tháng nhưng Việt Nam đã bị gia hạn thêm 6 tháng nữa. Nếu tình hình này không được cải thiện, Việt Nam có thể phải nhận “thẻ đỏ”, hay mất đi thị trường xuất khẩu thủy sản là châu Âu (chiếm gần 20% thủy sản xuất khẩu của nước ta).

Trước đó, giải pháp chống “thẻ vàng” hay “thẻ đỏ” với các thiết bị định vị mua của nước ngoài cho các tàu cá bị vô hiệu bởi nhiều lý do. Hai dự án được tài trợ với các thiết bị của Nhật và Pháp hầu hết đều bị ngư dân tắt nguồn hoặc rút ăng ten để tùy nghi đánh bắt và bản thân thiết bị cũng có những hạn chế.

Tháng 10/2018, 1 năm kể từ ngày Việt Nam bị “thẻ vàng” của EC, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ mạng Viettel (nay là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel) cho ra mắt sản phẩm S-Tracking.

S-Tracking của Viettel sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và kể cả khi đặt trong bóng tối cũng có pin dự trữ có thể duy trì thiết bị trong 30 ngày (bằng thời gian một chuyến biển). Bên cạnh đó, sản phẩm được tích hợp thêm các chức năng đơn giản gần gũi với nhu cầu của ngư dân như loa để cơ quan quản lý có thể thông báo và cảnh báo nguy hiểm.

_Thẻ vàng_ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel

Sản phẩm của Viettel cũng đi kèm với một ứng dụng trên điện thoại để người dân có thể kết nối bluetooth và dùng sóng vệ tinh để nhắn tin về bờ. Ứng dụng trên điện thoại cũng tích hợp cả mẫu điền nhật kí khai thác, có sẵn vị trí và tọa độ của tàu, người dân chỉ cần điền loại thủy sản và khối lượng đánh bắt, tiện hơn ghi trên giấy như trước đây.

Tính năng đặc biệt của sản phẩm Việt Nam

Việc thiết kế sản phẩm với nhiều tính năng thiết thực, gần gũi hơn sản phẩm của nước ngoài là ưu thế đầu tiên của S-Tracking. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nữa là những kĩ sư của Viettel còn tới tận nơi hướng dẫn các chủ tàu cách sử dụng thiết bị. Tại tỉnh Cà Mau, địa phương áp dụng quy định các tàu đánh cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, S-Tracking của Viettel được người dân lựa chọn chứ không phải các thiết bị ngoại nhập. Trong đợt đầu tiên Viettel sản xuất, hơn 300 bộ S-Tracking đã bán hết và đây cũng là khởi đầu cho thắng lợi của sản phẩm “Made in Viettel”.

_Thẻ vàng_ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel

Với thiết bị Stracking của Viettel, nếu đi lạc sang vùng biển của nước khác thì ngư dân sẽ được cảnh báo và cơ quan quản lý cũng phát hiện ra; còn nếu đi trong vùng biển của Việt Nam thì không bị hiển thị tọa độ và không bị lộ ngư trường. Đây là tính năng về bảo vệ kèm bảo mật mà các ngư dân đều rất thích. Trường hợp họ bị tấn công hoặc tai nạn trên biển thì có thể truyền tín hiệu ngay tới các cá nhân, tổ chức liên quan để kịp thời ứng cứu. Và thị trường trong nước cho sản phẩm này cực lớn với 30.000 tàu cá đánh bắt xa bờ; gần 77.000 tàu cá đánh bắt gần bờ và 270.000 tàu tuyến thủy nội địa và hơn 1 triệu ngư dân đang tham gia lưu thông thường xuyên”

Công nghệ phía sau S-Tracking

Trước đó, các công ty Việt Nam ít tham gia sản xuất vì làm sản phẩm này không dễ về mặt kỹ thuật và còn khó hơn khi phải có giá cạnh tranh. Người Viettel tự hào sản xuất thành công và đã đem sản phẩm chủ lực là S-Tracking cùng nhóm giải pháp này tới Hội nghị di động thế giới (MWC 2019) để giới thiệu với quốc tế. Ở Việt Nam, giá thiết bị do Viettel sản xuất thấp hơn từ 20% đến 30% so với các sản phẩm nước ngoài nhưng nhiều tính năng hơn và phù hợp với các điều kiện của người Việt Nam hơn. Đây là lần đầu tiên Viettel đưa nhóm giải pháp cho ngành thủy sản giới thiệu ra thế giới. Các nhóm sản phẩm này sẽ có thị trường rất tiềm năng ở các nước mà Viettel đang đầu tư, đặc biệt là châu Phi.

_Thẻ vàng_ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến cho biết: “Đối với người làm nghiên cứu sản xuất thiết bị vô tuyến hay viễn thông thì việc sản xuất thành công thiết bị truyền tin qua sóng ngắn là một thách thức lớn. Nếu làm được, Viettel khẳng định được đẳng cấp trong thiết kế các thiết bị sóng ngắn phục vụ liên lạc trên biển, trong đó có cả tàu cho quân đội và ngư dân”.

Một điều quan trọng khác khiến Viettel đem sản phẩm này đến MWC 2019 đó là “Chúng tôi cũng muốn giới thiệu cho quốc tế về khả năng của Viettel trong việc sản xuất các thiết bị đầu cuối truyền sóng ngắn mà những sản phẩm dành cho ngư dân mới là điểm khởi đầu. Bởi phía sau việc sản xuất thành công các sản phẩm dành cho ngư dân là Viettel đã làm chủ nhiều công nghệ lõi như thu phát vô tuyến, mã hoá truyền số liệu, công nghệ bảo mật…” Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Đình Chiến chia sẻ thêm.

Bản quyền nội dung của ‘Thẻ vàng’ xuất khẩu thuỷ sản và lời giải công nghệ của Viettel thuộc về Viettel Đà Nẵng.


Bạn muốn xem nhiều hơn ? Truy cập website chính thức của Tổng đài Viettel chăm sóc Khách hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại sứ Việt Nam tại Tanzania: “Chúng ta may mắn có Viettel”

“Cơ hội đôi khi nằm ở những nơi khó khăn nhất”, ngài Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh chia sẻ về những cơ hội của Halotel khi những nhà đầu tư nước ngoài lần lượt bỏ đi. Chúng tôi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania vào cuối giờ chiều khi cơn mưa bất chợt làm xáo trộn đường phố Dar es Salaam. Đại sứ ra mở cửa và đón khách bằng nụ cười hiền hậu. Đã lâu người Halotel đến đại sứ quán cũng thân tình giống như được về nhà mình. Câu chuyện của chúng tôi có thêm nhiều điều rộn ràng khi nói về Halotel: Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh PV: Thưa đại sứ, đã 4 năm kể từ ngày Viettel khai trương thương hiệu Halotel. Điều gì khiến đại sứ nghĩ đến đầu tiên khi nhìn thấy dòng tên Halotel? Đại sứ Nguyễn Kim Doanh: Tôi trở thành đại sứ Việt Nam tại Tanzania vào tháng 3 năm 2017, sau gần 2 năm khai trương thương hiệu Halotel. Trong những năm