Chuyển đến nội dung chính

Viettel sẽ thay đổi ý thức an toàn thông tin ở Việt Nam

Đánh giá thị trường bảo mật của Việt Nam là thị trường nghìn tỉ, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel Nguyễn Sơn Hải chia sẻ niềm tin vào sự phát triển của công ty trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh kinh doanh, Công ty An ninh mạng Viettel còn đảm đương nhiệm vụ định hướng, mở rộng thị trường và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt ý thức hơn về bảo mật an toàn thông tin.

Nhiều tổ chức về bảo mật đã đánh giá Việt Nam là nước bị tấn công và bị đánh cắp thông tin thuộc top hàng đầu thế giới. Vậy theo anh, mức độ an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ra sao?

Tôi cho rằng, mức độ an toàn thông tin của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam còn yếu. Trong an toàn thông tin, quan trọng nhất là nhận diện được tình trạng mất an toàn thông tin của chính mình đang như thế nào, nhưng vấn đề này hiện rất kém. Cách mà các đơn vị triển khai hầu hết chỉ là mua giải pháp an toàn thông tin, còn nhận diện chính xác vấn đề của mình ở đâu thì họ không nhìn được. Đấy chính là căn cốt để họ không triển khai các chương trình để đảm bảo an toàn thông tin tiếp theo.

Qua quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức về an toàn thông tin, tôi phát hiện ra rằng gần như 100% các đơn vị này đã có dấu hiệu tấn công xâm nhập, nhưng không hề hay biết vì các cuộc tấn công mạng không hữu hình như tấn công vật lý. Đấy thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

Với góc nhìn của mình, anh đánh giá thị trường dành cho Công ty An ninh mạng Viettel như thế nào?

Tôi cho rằng thị trường bảo mật ở Việt Nam rất tiềm năng. Hiện Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ hóa rất nhiều và nhanh chóng. Điều này chắc chắn sẽ phải đi kèm với vấn đề về an toàn thông tin.

Ngoài ra, từ trước đến nay, không có nhiều công ty về an toàn thông tin của Việt Nam tự phát triển giải pháp, rất ít đơn vị làm an toàn thông tin thật sự. Trong khi đó, việc tự xây dựng sản phẩm, xây dựng đội ngũ chuyên gia và hỗ trợ các tổ chức tại chỗ, tận nơi là việc rất đáng làm, nhiều tiềm năng. Nhiệm vụ của Công ty An ninh mạng Viettel trong vấn đề này là định hướng và mở rộng thị trường này, làm các doanh nghiệp ý thức hơn, tự chủ hơn về vấn đề an toàn thông tin.

Hiện tại, thị trưởng bảo mật mang tiềm năng là thị trường nghìn tỉ. Nhưng nếu chúng ta thực sự làm chủ thị trường này thì có lẽ con số còn lớn hơn nhiều. Nếu như ý thức về an toàn thông tin của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tăng lên thì quy mô thị trường cũng sẽ tăng theo trong quá trình chuyển đổi số. Và đó sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho Công ty An ninh mạng Viettel.

Viettel sẽ thay đổi ý thức an toàn thông tin ở Việt Nam

Anh Nguyễn Sơn Hải – Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel

Có một thực tế, những năm qua ở Việt Nam, các tập đoàn, ngân hàng lớn vẫn lựa chọn hãng bảo mật nước ngoài để bảo vệ cho họ. Dường như các thương hiệu uy tín, có tiếng tăm trên thế giới luôn nhận được sự tin tưởng hơn các doanh nghiệp Việt. Đây liệu có phải là một trở ngại cho Công ty An ninh mạng Viettel và các doanh nghiệp làm bảo mật trong nước?

Đấy là câu chuyện thực tế, vì an toàn thông tin rất khó đo lường. Nếu như giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin có thể định lượng cung cấp chức năng này, chức năng kia thì an toàn thông tin là cách phản ứng được trước những vấn đề không lường trước được. Khi một doanh nghiệp mua giải pháp bảo mật, họ có xu hướng lựa chọn các đơn vị có danh tiếng.

Nếu so sánh về thương hiệu bảo mật của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài thì đương nhiên mình vẫn còn non trẻ hơn họ. Nhưng chúng ta cũng có những lợi thế nhất định: Hiểu đặc thù của Việt Nam. Nhờ hiểu được những mối đe dọa chính, chúng ta dễ dàng đưa vào sản phẩm rất nhanh.

Thực tế cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các giải pháp an toàn thông tin của nước ngoài cũng gặp nhiều bất cập. Bản chất của cuộc chiến an toàn thông tin không phải giữa máy và máy, của giải pháp và giải pháp, mà đó là cuộc chiến giữa người và người. Trong an toàn thông tin yếu tố con người rất quan trọng, con người cần đưa được ý thức vào trong sản phẩm. Những sản phẩm an toàn thông tin dù được cập nhật thường xuyên vẫn rất dễ bị vượt qua nếu chúng ta không có quy trình vận hành.

Tất nhiên, chặng đường cho an ninh mạng Việt Nam vẫn còn dài, để đạt tới tầm thì chúng ta phải có 20-30 doanh nghiệp làm sản phẩm và xuất đi toàn cầu. Đây là câu chuyện tương hỗ. Tôi tin rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam được tin tưởng giao nhiệm vụ làm an toàn thông tin thì chúng ta hoàn toàn có thể đảm đương thị trường.

Vậy Công ty An ninh mạng Viettel sẽ thuyết phục và tiếp cận khách hàng theo cách nào?

Thứ nhất, chúng tôi sẽ tiếp cận khách hàng theo hướng bán cách làm an toàn thông tin, chứ không bán sản phẩm đơn thuần. Công ty An ninh mạng Viettel tạo ra một cấu trúc mở, với các quy trình rõ ràng mà Viettel đã làm trong 8 năm vừa qua. Sau đó, chúng tôi sẽ chuyển giao để làm sao khách hàng tiếp nhận nhanh nhất.

Thứ hai là chúng tôi không làm những gì thế giới đã làm rồi, ví dụ những sản phẩm bảo vệ như firewall, antivirus. Lớp bảo vệ đấy có thể dễ dàng bị vượt qua bởi các hacker. Vấn đề bây giờ là cần một hệ thống camera giăng khắp nơi, có hệ thống nhận diện hành vi để phản ứng. Tôi cho rằng phân tích và dự đoán trước được các cuộc tấn công mạng mới quan trọng.

Phát triển camera là một xu hướng nhưng không hề dễ. Công ty An ninh mạng Viettel chọn phát triển theo hướng đấy. Cụ thể là Detection và Response (Phát hiện và Phản ứng nhanh). Để làm được, chúng tôi sẽ áp dụng các công nghệ như Big Data, AI,… Đây chính là thế mạnh của sản phẩm an toàn thông tin mà Công ty An ninh mạng Viettel có khả năng cạnh tranh tốt với các thương hiệu ngoại. Các sản phẩm cũ trên thế giới được triển khai theo mô hình cũ, nên để chuyển đổi sang mô hình mới cũng không nhanh được. Mình cần phải đi trước.

Viettel sẽ thay đổi ý thức an toàn thông tin ở Việt Nam

Công ty An ninh mạng Viettel

Công ty An ninh mạng Viettel sẽ nhắm đến đối tượng khách hàng nào?

Công ty sẽ nhắm đến tất cả đối tượng khách hàng, nhưng sẽ chia theo giai đoạn dựa trên nhận thức của thị trường, tập trung chủ yếu vào 3 nhóm khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa-nhỏ và khách hàng cá nhân.

Pha ban đầu, chúng tôi sẽ tập trung vào các hệ thống trọng yếu quốc gia, các tổ chức tài chính ngân hàng vì đây đang là nơi rủi ro cao nhất và đương nhiên, họ cũng là những người ý thức nhất. Các tập khách hàng khác thì chúng tôi sẽ tiếp cận dần, ví dụ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được dùng thử miễn phí sản phẩm, giải pháp của Công ty. Sau khi đã chứng minh được mình làm tốt, không có cớ gì mà họ không mua của mình.

Cảm ơn những chia sẻ của anh.

Bản quyền nội dung của Viettel sẽ thay đổi ý thức an toàn thông tin ở Việt Nam thuộc về Viettel Đà Nẵng.


Bạn muốn xem nhiều hơn ? Truy cập website chính thức của Tổng đài Viettel chăm sóc Khách hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại sứ Việt Nam tại Tanzania: “Chúng ta may mắn có Viettel”

“Cơ hội đôi khi nằm ở những nơi khó khăn nhất”, ngài Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh chia sẻ về những cơ hội của Halotel khi những nhà đầu tư nước ngoài lần lượt bỏ đi. Chúng tôi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania vào cuối giờ chiều khi cơn mưa bất chợt làm xáo trộn đường phố Dar es Salaam. Đại sứ ra mở cửa và đón khách bằng nụ cười hiền hậu. Đã lâu người Halotel đến đại sứ quán cũng thân tình giống như được về nhà mình. Câu chuyện của chúng tôi có thêm nhiều điều rộn ràng khi nói về Halotel: Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh PV: Thưa đại sứ, đã 4 năm kể từ ngày Viettel khai trương thương hiệu Halotel. Điều gì khiến đại sứ nghĩ đến đầu tiên khi nhìn thấy dòng tên Halotel? Đại sứ Nguyễn Kim Doanh: Tôi trở thành đại sứ Việt Nam tại Tanzania vào tháng 3 năm 2017, sau gần 2 năm khai trương thương hiệu Halotel. Trong những năm