Chuyển đến nội dung chính

Khi thanh toán số tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau

ViettelPay trở nên đặc biệt không phải số lượng người dùng nhất nhì khu vực, không phải công nghệ hiện đại đứng đầu thế giới, bí quyết chính là nằm ở chiến lược kinh doanh của sản phẩm: phục vụ thị trường nông thôn chứ không chỉ thành thị.

“Mấy tài khoản ngân hàng chẳng tiện bằng một tài khoản ViettelPay”

Anh Nguyễn Quốc Tiến là bộ đội, đóng quân tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang từ năm 1995. Bố mẹ cùng vợ và các con anh sinh sống tại huyện Thanh Ba – Phú Thọ. Khoảng cách hơn 100 cây số ấy một năm chỉ có cơ hội thu hẹp đôi ba lần. Những lần nghỉ phép đó, dài thì một tuần, không thì chỉ kịp ăn cùng gia đình vài bữa là lại hành quân lên đường.

Bố mẹ anh Tiến giờ đã già, không thể lao động để kiếm thêm thu nhập, còn bà xã giờ chỉ ở nhà nội trợ, anh Tiến là trụ cột kinh tế duy nhất của gia đình. Bởi vậy mà hàng tháng, chỉ cần nhận được lương, anh lại sấp sấp ngửa ngửa tìm cách chuyển tiền về cho gia đình.

“Mình và bà con dân tộc trên này nếu có nhu cầu chuyển tiền thì chỉ có cách đợi xem có ai sắp đi học, đi làm xa nhà để gửi. Mỗi lần như vậy, mấy nhà lại gom vào với nhau, nhờ người đi xa mang xuống miền xuôi để gửi người thân hộ mình.”, anh chia sẻ.

Bài toán chuyển tiền mà anh Tiến phải giải không chỉ là “tiện lợi”, mà còn là “tiết kiệm”. Anh kể, trong hơn hai chục năm làm bộ đội, anh đã hành quân khắp dọc miền Tổ quốc, có những nơi đóng quân đến vài năm trời. Từ ngày dùng dịch vụ của ngân hàng, mỗi khi đóng quân ở địa phương mới, việc đầu tiên anh làm là… kiểm tra xem gần đó có ngân hàng mình sử dụng không. Nếu không có, anh liền ra ngân hàng gần nhất để làm thẻ mới.

Anh lí giải: “Chuyển tiền liên ngân hàng, mỗi lần chuyển chỉ mất một chút phí, nhưng cộng dồn lại mấy tháng, mấy năm thì cũng không phải con số có thể bỏ qua. Mình chịu khó bỏ hơn trăm ngàn ra đóng phí làm thẻ mới ban đầu, nhưng sau đó có thể yên tâm gửi miễn phí nhiều lần. Gia đình mình kinh tế vừa phải nên luôn cần tiết kiệm.”

Anh Nguyễn Quốc Tiến chỉ giải quyết được vấn đề này khi đầu năm nay được người quen giới thiệu về ViettelPay: “Dùng ViettelPay tiện lắm, nếu mình ở Hà Giang, không thể về thăm nhà thì chỉ cần soạn cái tin là tiền chuyển về được cho vợ. Còn đi công tác tại các tỉnh, thì vẫn chỉ dùng mỗi tài khoản đó là chuyển tiền không cần lo về phí.”

Khi thanh toán số tiến lên phía trước_ sẽ không ai bị bỏ lại phía sau

Anh Nguyễn Quốc Tiến chia sẻ ViettelPay cùng bà con

Giờ đây, cả bố mẹ anh Tiến cùng anh và bà xã đều đăng kí sử dụng ViettelPay. Sắp tới, cậu con trai lớn đủ tuổi làm thẻ căn cước công dân, anh cũng sẽ làm thẻ ViettelPay luôn. Yêu thích ViettelPay, anh Tiến mới đây vừa đăng kí trở thành “giao dịch viên” cho chi nhánh Viettel Hà Giang. Mới chỉ bước qua 2 tháng, đã có 200 người được tiếp cận ngân hàng số này nhờ anh.

“Mình không nghĩ đây chỉ đơn thuần là công việc làm thêm kiếm tiền, mà là người lính, thấy cái gì tốt cho dân thì mình luôn muốn ủng hộ. Bà con dân tộc ở đây không hiểu biết rộng, nhưng ai làm điều gì tốt cho mình là họ đều hiểu. Giúp họ biết tới và sử dụng ViettelPay để cuộc sống dễ dàng hơn là điều khiến mình thấy tự hào.”, anh Tiến chia sẻ.

“Chúng tôi chỉ cần có những doanh nghiệp như Viettel, “chịu” mang sản phẩm tới vùng sâu vùng xa”

Viên An là một xã nằm trên bán đảo Cà Mau, cách mũi Cà Mau chừng hơn hai chục cây số. Đây là một trong 11 xã nghèo nhất tỉnh Cà Mau, nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo của cả nước. Trường Tiểu học số 3 trong xã là nơi anh Nguyễn Kế Nghiệp gắn bó đã 22 năm. Là hiệu trưởng của trường, điều khiến anh Nghiệp đau đáu thời gian dài là câu chuyện trả lương cuối tháng cho các thầy, cô giáo.

Anh Nghiệp kể, hàng tháng, nhà trường tổ chức trả lương từ ngày mùng 2 tới mùng 10. Mỗi đợt như thế, các nhân viên kế toán của trường lại chạy tới chạy lui để làm thủ tục. Lập liên rút tiền gửi tới kho bạc địa phương. Chờ đợi kho bạc thẩm định và ký phát lệnh rút tiền gửi ngân hàng. Cuối cùng là đi tới ngân hàng rút tiền. Đây là khâu gây “tốn sức” nhất với các anh chị kế toán ở đây.

Nằm ở vùng sâu vùng xa nên quãng đường từ trường anh đi tới ngân hàng gần nhất để rút tiền lên tới 25 cây số. 8 giờ sáng đi rút thì tính cả thời gian di chuyển và chờ đợi cũng phải 7 – 8 tiếng mới cầm được tiền trong tay. Có những hôm khách hàng quá đông, 5 giờ chiều mới xong xuôi thủ tục, mọi người trở về trường thì cũng là gần 6 giờ. Mùa hè còn đỡ, sợ nhất là mùa đông. Trời khi đó nhá nhem, lại phải đi qua những đoạn đường mấy cây số hoang vu với hai bên đường chỉ là rừng đước, ai cũng phải rợn gáy bởi đang ôm mấy trăm triệu trong tay. Mỗi lần “vận chuyển” thành công là một lần mừng.

Khi thanh toán số tiến lên phía trước_ sẽ không ai bị bỏ lại phía sau

Người dân Cà Mau sử dụng ViettelPay

Vấn đề tìm được lời giải khi anh Nghiệp có cơ hội sử dụng ViettelPay. “Nếu là những công ty khác thì mình nghi hoặc lắm, nhưng vì vừa năm ngoái dùng dịch vụ chữ kí số của Viettel thấy tiện quá, nên cũng tin ViettelPay sẽ hiệu quả.”, anh Nghiệp cười chia sẻ.

Thực tế quả thực không khiến anh Nguyễn Kế Nghiệp thất vọng. Toàn bộ việc đi xa rút tiền với đầy rẫy hiểm nguy giờ không còn nữa. Nhân sự lo việc trả lương cũng rút xuống còn một nửa. Cứ đến ngày trả lương, nhà trường chỉ cần gửi liên rút tiền tới kho bạc, sau đó kho bạc ký phát lệnh chuyển tiền tới ngân hàng là lương đã được gửi về từng tài khoản của các thầy cô giáo. Điều khiến mọi người thích thú hơn cả đó là có đến quá nửa số thầy cô giáo trong trường không có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn có thể sử dụng ViettelPay. “Trước giờ nhận tiền mặt, nếu mất ví là mất hết sạch luôn, giờ thì yên tâm tiền được Viettel “giữ” hộ trong thẻ, có mất ví cũng chẳng cần lo lắng.”, anh Nghiệp đùa vậy.

ViettelPay, chữ kí số… chỉ là 2 trong số những sản phẩm anh Nguyễn Kế Nghiệp mang về Trường Tiểu học số 3. Là một người giáo viên, cũng là một người quản lý, đó là những nỗ lực của anh trong việc hiện thực hóa giấc mơ về một ngôi trường hiện đại, không thua kém các địa phương khác. “Không phải mình nghèo mà mình không có quyền tiếp cận công nghệ tiên tiến. Chỉ cần có những doanh nghiệp như Viettel “chịu” mang sản phẩm tới vùng sâu vùng xa, chúng tôi luôn sẵn lòng tiếp cận, học hỏi để ứng dụng.”, anh Nghiệp khẳng định.

“Giờ tôi không còn phải đi bộ 10 cây số để nhận tiền nữa rồi”

Tháng 3/2019, TCT Dịch vụ số Viettel (tiền thân là Khối Digital của TCT Viễn thông Viettel) đã triển khai nhân rộng mô hình chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua ViettelPay trên toàn quốc. TCT Dịch vụ số Viettel đã trực tiếp phối hợp với ViettelPay Lâm Đồng xây dựng bộ tài liệu đào tạo, trực tiếp tập huấn, hướng dẫn về dịch vụ ViettelPay cho hơn 20 cán bộ quỹ và 268 hộ dân tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên – Lâm Đồng.

Trực tiếp tham gia buổi tập huấn, khách hàng Lưu Thành Vui chia sẻ: “Khi được tư vấn và nghe các anh chị Viettel nói về dịch vụ nhận tiền dịch vụ môi trường rừng qua ViettelPay, chúng tôi là người dân ít chữ có biết gì về công nghệ đâu, nên cũng hoang mang lo lắng lắm, không biết chúng tôi có nhận đủ tiền hay không. Nhưng sau khi rút tiền tại các điểm nạp/rút của Viettel, tôi thấy như thần thoại trong các chuyện cổ tích. Đặc biệt là từ giờ tôi không còn phải đi bộ 10 cây số để nhận tiền nữa rồi, tôi cảm ơn cán bộ, cảm ơn Viettel rất nhiều.”

Đến nay, Lâm Đồng đã thực hiện chi trả thành công tiền dịch vụ môi trường rừng cho hơn 268 hộ dân với số tiền 1.6 tỷ đồng. Đây sẽ là tiền đề để triển khai chi trả cho hơn 5000 hộ dân tiếp theo trong năm 2019 tại Lâm Đồng.

Khi thanh toán số tiến lên phía trước_ sẽ không ai bị bỏ lại phía sau

Các hộ dân tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên – Lâm Đồng được hướng dẫn nhận tiền qua ViettelPay

Cả quá trình triển khai dịch vụ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi nhìn thấy các hộ dân vui mừng, toại nguyện khi nhận đủ tiền, tất cả nhân viên kênh ViettelPay đều cảm thấy hạnh phúc. Đồng chí Nguyễn Đức Duy từng công tác tại phòng Kết nối đối tác nói: “Khó khăn nào cũng không thể cản bước chúng tôi đưa một dịch vụ vô cùng tiện ích đến với những người dân miền núi, vùng sâu vùng xa giúp họ đến gần hơn với công nghệ, với thời đại mới.”

“Muốn phổ cập dịch vụ tài chính số cho mọi người dân Việt Nam thì phải nghĩ đến khu vực nông thôn”

Tất cả những câu chuyện trên đều là minh chứng sống động nhất cho triết lý: vì con người của Viettel, và “khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau” của ViettelPay.

ViettelPay đi theo con đường này, nói là kì lạ thì là kì lạ, mà coi là chuyện bình thường thì cũng rất dễ lý giải. Kì lạ ở chỗ, trong khi các ngân hàng thương mại nội địa và tổ chức trung gian thanh toán tập trung phát triển mạng lưới khu vực nội địa thì ViettelPay lại hướng về nơi những con người không thành thạo công nghệ, thu nhập chưa cao và ít có thói quen thanh toán số. Nhưng không khó để lý giải là bởi, là sản phẩm của Viettel, ViettelPay sinh ra để “vì con người”. Đề cập về vấn đề này, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel Phạm Trung Kiên từng chia sẻ: “Muốn phổ cập dịch vụ tài chính số cho mọi người dân Việt Nam thì phải nghĩ đến khu vực nông thôn và hơn 50% người dùng di động Việt Nam chưa có smartphone. Đó là điều mà nhóm làm sản phẩm ViettelPay nghĩ tới khi thiết kế sản phẩm.”

ViettelPay là giải pháp tài chính toàn diện trên điện thoại di động, dành cho mọi người dân Việt Nam. Không phân biệt vùng miền, không phân biệt điều kiện xã hội. Thậm chí, dù không là khách hàng của nhà mạng Viettel, mọi người cũng đều có cơ hội trải nghiệm sự tiện lợi mà ViettelPay mang lại.

Để hiện thực hóa chiến lược này, ViettelPay được trang bị 4 điểm khác biệt nổi bật so với các dịch vụ thanh toán số khác. Thứ nhất, khách hàng dù có tài khoản ngân hàng hay không đều có thể sử dụng ViettelPay. Thứ hai, khách hàng sử dụng điện thoại thông minh hay điện thoại thông thường, có kế nối internet hay không đều có thể sử dụng dịch vụ của ViettelPay. Thứ ba, ViettelPay hỗ trợ chuyển tiền đến bất kỳ ai, bằng số điện thoại, tài khoản ngân hàng hay chuyển tiền mặt tận nhà chỉ sau 2 giờ. Thứ tư, mạng lưới điểm giao dịch/nạp rút tiền rộng khắp toàn quốc, với gần 120.000 điểm, gấp 5 lần tổng số ATM của tất cả các ngân hàng Việt Nam hiện có.

Bản quyền nội dung của Khi thanh toán số tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau thuộc về Viettel Đà Nẵng.


Bạn muốn xem nhiều hơn ? Truy cập website chính thức của Tổng đài Viettel chăm sóc Khách hàng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viettel khuyến mãi ngày 20/8/2018 ưu đãi KHỦNG NGÀY VÀNG toàn quốc

Nguồn: Viettel khuyến mãi ngày 20/8/2018 ưu đãi KHỦNG NGÀY VÀNG toàn quốc Viettel khuyến mãi ngày 20/8/2018 là chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho quý thuê bao di động trả trước trên toàn quốc. Khuyến mãi nạp thẻ vào ngày vàng của Viettel 20/8 là cơ hội giúp bạn bơm đầy kho tài khoản di động đến mức ưng ý nhất không chỉ tài khoản gốc tràn đầy mà quý khách hàng còn nhận về thêm 20% ưu đãi tiền nạp tương đương với mệnh giá tham gia vào tài khoản khuyến mãi duy trì tốt các hoạt động liên lạc, kết nối thông tin trên di động dễ dàng hơn.    Nếu tài khoản di động của bạn đang bị bỏ đói trong nhiều ngày qua thì đừng chần chừng gì nữa hãy nhanh tay nắm bắt chương trình Viettel khuyến mãi ngày 20/8/2018 lần này nhé. Để biết rõ thêm về ưu đãi, đối tượng tham gia khuyến mãi của Viettel ngày 20/8 mời bạn dành chút thời gian tham gia bài viết sau đây:  Khuyến mãi Viettel ngày 20/8 ưu đãi ngày vàng cho TB trả trước Bạn đã sẵn sàng tham gia nạp thẻ rinh về ưu đãi tài khoản khủng trong khuy

Đại sứ Việt Nam tại Tanzania: “Chúng ta may mắn có Viettel”

“Cơ hội đôi khi nằm ở những nơi khó khăn nhất”, ngài Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh chia sẻ về những cơ hội của Halotel khi những nhà đầu tư nước ngoài lần lượt bỏ đi. Chúng tôi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania vào cuối giờ chiều khi cơn mưa bất chợt làm xáo trộn đường phố Dar es Salaam. Đại sứ ra mở cửa và đón khách bằng nụ cười hiền hậu. Đã lâu người Halotel đến đại sứ quán cũng thân tình giống như được về nhà mình. Câu chuyện của chúng tôi có thêm nhiều điều rộn ràng khi nói về Halotel: Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Tanzania Nguyễn Kim Doanh PV: Thưa đại sứ, đã 4 năm kể từ ngày Viettel khai trương thương hiệu Halotel. Điều gì khiến đại sứ nghĩ đến đầu tiên khi nhìn thấy dòng tên Halotel? Đại sứ Nguyễn Kim Doanh: Tôi trở thành đại sứ Việt Nam tại Tanzania vào tháng 3 năm 2017, sau gần 2 năm khai trương thương hiệu Halotel. Trong những năm